Trang chủ

Tầm nhìn

Nội dung chương trình

Hội đồng cố vấn

Liên hệ

DIỄN ĐÀN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VIỆT NAM 2024
KHÁT VỌNG VIỆT NAM TẠO RA VỊ THẾ VIỆT NAM
VIETNAM AI FORUM 2024
Vietnam's Standing arises from Vietnamese Aspiration
VIETNAM AI CONTEST award ceremony 2024 - SEASON 2

LỄ VINH DANH GIẢI THƯỞNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO 2024 - MÙA 2

00
00
00
00

Ngày

Giờ

Phút

Giây

Sheraton Hanoi Hotel

K5, Nghi Tàm/11 Đ. Xuân Diệu, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội

khát vọng việt nam
tạo ra vị thế việt nam

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận định “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”. Hưởng ứng chiến lược quốc gia phát triển nền kinh tế số và tiếp nối thành công Diễn đàn trí tuệ Nhân tạo Việt Nam - Cuộc thi Trí tuệ Nhân tạo Việt Nam 2023, Diễn đàn Trí tuệ nhân tạo Việt Nam và cuộc thi Trí tuệ Nhân tạo Việt Nam 2024 được khởi động và triển khai trên phạm vi toàn quốc.

Sự kiện sẽ được tổ chức vào ngày 21 tháng 12 năm 2024 tại Khách sạn Sheraton, TP. Hà Nội với sự đồng tổ chức của VLAB Innovation, Báo VietNamNet và Truyền hình Quốc hội Việt Nam, cùng sự cố vấn của các giáo sư, nhà khoa học, nhà tư tưởng và lãnh đạo thế giới từ Diễn đàn Toàn cầu Boston và Viện Michael Dukakis, Hoa Kỳ. Đây là cơ hội để chia sẻ tới thế giới tư tưởng của các thế hệ tương lai Việt Nam tiến tới xã hội văn minh, vạn vật trí tuệ nhân tạo, đồng thời, đây cũng là cơ hội học hỏi, bồi dưỡng nguồn lực trí tuệ để tạo ra những nhà lãnh đạo có tâm, có tầm; khát vọng Việt Nam tạo ra vị thế Việt Nam!

Thông tin chi tiết

CUỘC THI TRÍ  TUỆ NHÂN TẠO 2024 - MÙA 2

GIỚI HẠN CỦA SỰ TƯƠNG TÁC

GIỮA AI VÀ CẢM XÚC CON NGƯỜI

VIETNAM AI CONTEST 2024 - SEASON 2
THE LIMITS OF AI’S INTERACTION WITH HUMAN EMOTIONS

nội dung chương trình

Khách sạn Sheraton, TP. Hà Nội - Ngày 21 tháng 12 năm 2024
Nội dung chương trình, diễn giả, khách mời có thể được thay đổi, biên tập, ... để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sự kiện.
Thông tin cập nhật vui lòng tham khảo tại: www.vlabinnovation.com.
DIỄN ĐÀN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VIỆT NAM 2024
KHÁT VỌNG VIỆT NAM TẠO RA VỊ THẾ VIỆT NAM
VIETNAM AI FORUM 2024
VIETNAM’S STANDING ARISES FROM VIETNAMESE ASPIRATION
8:30 - 9:00
Đăng ký tham dự/Đón chào đại biểu
THỜI GIAN
NỘI DUNG
9:00 - 9:05
Phát biểu chào mừng
9:05 - 10:00
Module 1: Chính phủ AIWS 24/7 và Việt Nam
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc điều hành Diễn đàn toàn cầu Boston (BGF), Hoa Kỳ

Module 2: Tương lai AI trên toàn cầu. Mô hình dạy và học AI tại Hoa Kỳ
Giáo sư Thomas E.Patterson, Đại học Harvard, Hoa Kỳ (online)

Module 3: Sáng kiến AI tự nhiên AIWS: kết hợp tinh hoa bản chất con người vào AI tự nhiên - phương pháp tiếp cận dựa trên nền tảng não bộ.
Giáo sư David Silbersweig, Đại học Y Harvard, Hoa Kỳ (online)

Module 4: Ứng dụng AI trong Drone: phát minh và chế tạo Drone Hera vượt trội sản phẩm của NATO
TS. Lương Việt Quốc, Người sáng lập kiêm CEO Realtime Robotics

Module 5: Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI trong y sinh học tại Việt Nam
TS. Võ Sỹ Nam, Giám đốc KH&CN, Đồng sáng lập GeneStory

Module 6: Thực trạng và thách thức trong việc giảng dạy AI tại Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Phi Lê, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE), Giảng viên Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
LỄ VINH DANH GIẢI THƯỞNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO 2024 (MÙA 2)
VIETNAM AI CONTEST AWARD CEREMONY 2024 (SEASON 2)
10:00 - 10:45

Phiên thảo luận – Các diễn giả và khách mời (dự kiến)
Điều phối chương trình: Nhà báo Lan Anh – Truyền hình Quốc hội Việt Nam
Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ
TS. Lương Việt Quốc, Người sáng lập kiêm CEO Realtime Robotics
TS. Võ Sỹ Nam, Giám đốc KH&CN, Đồng sáng lập GeneStory
PGS.TS Nguyễn Phi Lê, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE), Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội
Ông Nguyễn Song Nam, CEO VLAB Innovation



10:45 - 10:55
Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng
10:55 - 11:00
Tổng kết Cuộc thi Trí tuệ nhân tạo 2024 (mùa 2)
11:00 - 11:30
Lễ tôn vinh và trao giải cho các học sinh đạt thành tích xuất sắc trong cuộc thi tìm hiểu về Trí tuệ nhân tạo 2024 dành cho học sinh THPT toàn quốc
Kết thúc Chương trình
11:50

HỒ SƠ DIỄN GIẢ

Nguyễn Anh Tuấn

  • Giám đốc điều hành Diễn đàn toàn cầu Boston (BGF), Hoa Kỳ

Thomas E.Patterson

  •  Giáo sư Đại học Harvard, Hoa Kỳ

Lương Việt Quốc

  • Người sáng lập kiêm CEO Realtime Robotics

Võ Sỹ Nam

  • Giám đốc KH&CN, Đồng sáng lập GeneStory

Nguyễn Phi Lê

  • Điều hành Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE), Giảng viên Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội

David Silbersweig

  •  Giáo sư Đại học Y Harvard, Hoa Kỳ

Hội đồng cố vấn

VIETNAM ai forum 2023

DIỄN GIẢ

Giáo sư Đại học MIT, thành viên Hội đồng lãnh đạo Viện Michael Dukakis về Lãnh đạo và Đổi mới – Sáng tạo và Diễn đàn Toàn cầu Boston – Boston Global Forum, đồng sáng lập Mạng Sáng tạo Xã hội Trí tuệ Nhân tạo (AIWS.net), đồng tác giả Khế ước Xã hội cho Kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo.
Giáo sư Alex Pentland là một trong những nhà khoa học tính toán được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới và Forbes đã vinh danh ông là một trong “7 nhà khoa học dữ liệu xuất sắc nhất thế giới” cùng với những người sáng lập Google. Ông cũng là người đi tiên phong nghiên cứu thiết bị đeo (Google Glass), nhận diện hình ảnh và sinh trắc học hiện đại. Ông là thành viên của Hội đồng Đối tác Toàn cầu về Dữ liệu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc, đồng chủ trì các cuộc thảo luận của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos. Giáo sư Alex Pentland được mời tham gia phát biểu tại các sự kiện thường niên gần đây của OECD, G20, Ngân hàng Thế giới và JP Morgan.
Alex ‘Sandy’ Pentland
Giáo sư Đại học Harvard, thành viên Hội đồng lãnh đạo của Viện Michael Dukakis về Lãnh đạo và Đổi mới – Sáng tạo; và của Diễn đàn Toàn cầu Boston – Boston Global Forum; nguyên Giám đốc Nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu Báo chí, Chính trị và Chính sách công Shorenstein thuộc Đại học Harvard. Giáo sư Trường Quản lý Nhà nước Kennedy, thuộc Đại học Harvard.
Một số tác phẩm và công trình nghiên cứu của Giáo sư Thomas Patterson như Cuốn sách đầu tay của Giáo sư Patterson, The Unseeing Eye – Con mắt mù quáng (1976), Out of Order – Hỗn loạn (1994). Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng khuyên tất cả các chính trị gia và nhà báo đều nên đọc cuốn sách này. Năm 2002, Out of Order nhận được giải thưởng cao quí của Hiệp hội Khoa học Chính trị Hoa Kỳ cho cuốn sách hay nhất thập kỷ 90 của thế kỷ 20 về đề tài chính trị. Ông còn là tác giả của The American Democracy – Nền dân chủ Mỹ (2003), We the People – Dân tộc chúng ta (2008), The Mass Media Election – Bầu cử với phương tiện truyền thông đại chúng…

Thomas E. Patterson
Giáo sư David Silbersweig là một nhà thần kinh học và giáo sư chuyên khoa tâm thần học, đã được đào tạo về cả tâm thần học và thần kinh học tại Bệnh viện New York-Trung tâm Y tế Weill Cornell, ông hiện là Chủ tịch của Viện Khoa học Thần kinh Brigham và Bệnh viện Phụ nữ. David Silberswei là Giáo sư Tâm thần học Stanley Cobb tại Trường Y Harvard.
David Silbersweig tốt nghiệp Đại học Dartmouth và Đại học Y tế Cornell. Tại Đại học Cornell, Giáo sư Silbersweig đã thành lập và chỉ đạo Phòng thí nghiệm Hình ảnh Thần kinh Chức năng cùng với Tiến sĩ Emily Stern; ông là Giáo sư Tâm thần học Tobin-Cooper, Giáo sư Thần kinh học và Khoa học Thần kinh, và là Phó Chủ nhiệm, Phụ trách Nghiên cứu, tại Khoa Tâm thần. Giáo sư Silbersweig là Giám đốc sáng lập của Khoa Tâm thần kinh, đồng thời là Giám đốc sáng lập của Chương trình Nội trú Kết hợp Thần kinh-Tâm thần. Ông là một trong những người tiên phong nghiên cứu hình ảnh thần kinh chức năng trong tâm thần học. Cùng với các đồng nghiệp của mình, họ đã phát triển các phương pháp và mô hình mới cho cả hình ảnh PET và MRI được sử dụng rộng rãi và đã xác định được các bất thường về mạch thần kinh liên quan đến một số rối loạn tâm thần chính.

DAVID Silbersweig
Đồng sáng lập, Giám đốc Viện Michael Dukakis về Lãnh đạo và Đổi mới – Sáng tạo; Diễn đàn Toàn cầu Boston – Boston Global Forum. Nhà sáng lập và Tổng biên tập đầu tiên của Báo VietNamNet.
Ông Nguyễn Anh Tuấn là Tổng Biên tập đầu tiên của báo điện tử VietNamNet trong 13 năm. Từ năm 2008 đến 2016, ông là thành viên Hội đồng Cố vấn toàn cầu Trường Kinh doanh Harvard, cùng với Thống đốc Michael Dukakis và các giáo sư Harvard Thomas Patterson, John Quelch, sáng lập “Diễn đàn Toàn cầu Boston” từ tháng 12/2012.
Năm 2017, ông Nguyễn Anh Tuấn cùng với Thống đốc Michael Dukakis và các giáo sư Đại học Harvard và Đại học MIT đã cho ra đời “Sáng kiến Xã hội Trí tuệ Nhân tạo” (AIWS). Sáng kiến đã nêu lên những ý tưởng, mô hình mới, với sự ứng dụng rộng rãi và sâu sắc của trí tuệ nhân tạo như Chính phủ Trí tuệ Nhân tạo, Công dân Trí tuệ Nhân tạo.
Năm 2021, ông là Chủ biên cuốn sách “Xây lại thế giới – Tạo dựng Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu”, với đồng tác giả là các nhà lãnh đạo thế giới như Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu, Chủ tịch Quốc Hội Thuỵ điển, Thủ tướng Nhật, Tổng thư ký LHQ, Chủ tịch Liên Minh Lãnh đạo Thế giới…
Ông là người khởi xướng, tổ chức và cùng tham gia chuyến thăm đặc biệt 17 ngày (2/8/2022-19/8/2022) đến Việt Nam của Cựu thủ tướng Israel Ehud Barak.

Nguyễn Anh Tuấn

VIETNAM ai forum 2023

ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

HỘI ĐỒNG CỐ VẤN

BẢO TRỢ TRUYỀN THÔNG

HỢP TÁC QUỐC TẾ

TÀI TRỢ ĐỒNG HÀNH

Công ty Cổ phần Sáng tạo VLAB Việt Nam

Hotline: +84 24 32066612 - 091 847 62 26

Website: https://vlabinnovation.com/

Địa chỉ: Phòng 305, Tầng 3, Khu Villas Thành Công, Số 3, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội

VIETNAM AI FORUM 2024

Nguyễn Anh Tuấn

Giám đốc điều hành Diễn đàn toàn cầu Boston (BGF), Hoa Kỳ
Đồng sáng lập, Giám đốc Viện Michael Dukakis về Lãnh đạo và Đổi mới – Sáng tạo; Diễn đàn Toàn cầu Boston – Boston Global Forum. Nhà sáng lập và Tổng biên tập đầu tiên của Báo VietNamNet. Ông Nguyễn Anh Tuấn là Tổng Biên tập đầu tiên của báo điện tử VietNamNet trong 13 năm. Từ năm 2008 đến 2016, ông là thành viên Hội đồng Cố vấn toàn cầu Trường Kinh doanh Harvard, cùng với Thống đốc Michael Dukakis và các giáo sư Harvard Thomas Patterson, John Quelch, sáng lập “Diễn đàn Toàn cầu Boston” từ tháng 12/2012. Năm 2017, ông Nguyễn Anh Tuấn cùng với Thống đốc Michael Dukakis và các giáo sư Đại học Harvard và Đại học MIT đã cho ra đời “Sáng kiến Xã hội Trí tuệ Nhân tạo” (AIWS). Sáng kiến đã nêu lên những ý tưởng, mô hình mới, với sự ứng dụng rộng rãi và sâu sắc của trí tuệ nhân tạo như Chính phủ Trí tuệ Nhân tạo, Công dân Trí tuệ Nhân tạo. Năm 2021, ông là Chủ biên cuốn sách “Xây lại thế giới – Tạo dựng Kỷ nguyên Khai sáng Toàn cầu”, với đồng tác giả là các nhà lãnh đạo thế giới như Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu, Chủ tịch Quốc Hội Thuỵ điển, Thủ tướng Nhật, Tổng thư ký LHQ, Chủ tịch Liên Minh Lãnh đạo Thế giới… Ông là người khởi xướng, tổ chức và cùng tham gia chuyến thăm đặc biệt 17 ngày (2/8/2022-19/8/2022) đến Việt Nam của Cựu thủ tướng Israel Ehud Barak.

Thomas E. Patterson

 Giáo sư Đại học Harvard, Hoa Kỳ
Giáo sư Đại học Harvard, thành viên Hội đồng lãnh đạo của Viện Michael Dukakis về Lãnh đạo và Đổi mới – Sáng tạo; và của Diễn đàn Toàn cầu Boston – Boston Global Forum; nguyên Giám đốc Nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu Báo chí, Chính trị và Chính sách công Shorenstein thuộc Đại học Harvard. Giáo sư Trường Quản lý Nhà nước Kennedy, thuộc Đại học Harvard. Một số tác phẩm và công trình nghiên cứu của Giáo sư Thomas Patterson như Cuốn sách đầu tay của Giáo sư Patterson, The Unseeing Eye – Con mắt mù quáng (1976), Out of Order – Hỗn loạn (1994). Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng khuyên tất cả các chính trị gia và nhà báo đều nên đọc cuốn sách này. Năm 2002, Out of Order nhận được giải thưởng cao quí của Hiệp hội Khoa học Chính trị Hoa Kỳ cho cuốn sách hay nhất thập kỷ 90 của thế kỷ 20 về đề tài chính trị. Ông còn là tác giả của The American Democracy – Nền dân chủ Mỹ (2003), We the People – Dân tộc chúng ta (2008), The Mass Media Election – Bầu cử với phương tiện truyền thông đại chúng…

Lương Việt Quốc

Người sáng lập kiêm CEO Realtime Robotics
Lương Việt Quốc là một nhà phát minh có tầm nhìn và là người sáng lập kiêm CEO của Realtime Robotics (RtR), một nhà sản xuất drone với các phát minh đột phá. Dưới sự lãnh đạo của Quốc, RtR đã phát triển drone Hera, sản phẩm chủ lực với sức nâng và khả năng mang nhiều tải cùng lúc, vượt xa các đối thủ cạnh tranh. RtR cũng là công ty Việt Nam đầu tiên xuất khẩu drone sang Hoa Kỳ, phục vụ các khách hàng danh tiếng như Phòng Thí nghiệm Quốc gia Los Alamos.
Hành trình thành công của Quốc đầy cảm hứng không kém gì những thành tựu mà anh đạt được. Sinh ra tại Việt Nam, Quốc lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, từng làm nghề nhặt rác và không có điều kiện học đại học chính quy. Học bổng Fulbright đã mang Quốc đến Đại học Cornell, nơi anh hoàn thành chương trình thạc sĩ. Tiếp tục theo đuổi tri thức, Quốc đã hoàn tất bằng tiến sĩ tại Đại học UC Berkeley.
Trở về quê hương, Quốc đã xây dựng từ đầu một đội ngũ R&D drone đẳng cấp thế giới tại Việt Nam. Những phát minh đột phá và tầm nhìn chiến lược của anh đã đưa Việt Nam trở thành một địa chỉ sản xuất drone nổi bật trên toàn cầu. Quốc sở hữu nhiều bằng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ drone, đã được thương mại hóa thành công, khẳng định vị thế của anh như một nhà sáng tạo hàng đầu.
Những thành tựu của Quốc thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của anh trong việc phát triển ngành công nghiệp drone và nỗ lực đưa Việt Nam trở thành một nhân tố quan trọng trong lĩnh vực công nghệ và sản xuất toàn cầu. Hành trình phi thường từ khởi đầu khiêm tốn đến vị trí công nghệ hàng đầu của Quốc là minh chứng cho sự vươn lên, sức sáng tạo, sức mạnh của sự hợp tác toàn cầu.

Võ Sỹ Nam

Giám đốc KH&CN, Đồng sáng lập GeneStory
Giám đốc Trung tâm Tin Y Sinh (VinGen), Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigData, Vingroup
TS. Võ Sỹ Nam hiện là Giám đốc Khoa học & Công nghệ kiêm đồng sáng lập CTCP GeneStory, Giám đốc Trung tâm Tin Y Sinh, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn Vingroup, và Giảng viên liên kết tại ĐH VinUni. Trước khi về Việt Nam làm việc, anh là nhà nghiên cứu tin sinh học cấp cao tại ĐH Chicago, học giả sau tiến sỹ tại Trung tâm Ung thư MD Anderson, ĐH Texas sau khi lấy bằng Tiến sỹ về Khoa học máy tính tại ĐH Memphis, Mỹ.
Lĩnh vực nghiên cứu của TS. Nam tập trung vào phân tích và diễn giải dữ liệu y sinh học quy mô lớn. Anh quan tâm tới ứng dụng khoa học dữ liệu và học máy trong y sinh học tính toán nói chung. TS Nam hiện đang lãnh đạo dự án 1000 hệ gen người Việt và một số dự án y sinh học quy mô lớn hướng tới nghiên cứu nguy cơ bệnh và phản ứng có hại của thuốc trên người Việt. Anh cũng đang lãnh đạo dự án xây dựng một số nền tảng quản lý, phân tích và chia sẻ dữ liệu lớn về y sinh học. Các phương pháp của anh đã được áp dụng cho một số bộ dữ liệu lớn nhất thế giới như Bản đồ Hệ gen Ung thư (TCGA) và xuất bản trên các tạp chí khoa học danh tiếng hàng đầu thế giới như Immunity (Cell Press). Một số phương pháp và công cụ do anh phát triển đã được đăng ký bản quyền sáng chế và thương mại hóa cho ứng dụng lâm sàng ở nhiều bệnh viện lớn nhất Việt Nam thông qua CTCP GeneStory mà anh đồng sáng lập. Các công trình của anh đã góp phần xây dựng các ngân hàng sinh học quy mô lớn, hỗ trợ việc hiện thực hóa y học chính xác trong chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam và thế giới.

Nguyễn Phi Lê

Điều hành Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE), Giảng viên Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội
PGS. TS. Nguyễn Phi Lê hiện là giảng viên tại trường Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà nội, và đảm nhận vị trí điều hành Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE). Cô nhận bằng kỹ sư và thạc sĩ Khoa học tại Đại học Tokyo chuyên ngành công nghệ thông tin vào các năm 2007 và 2010. Năm 2019, cô nhận bằng Tiến sĩ tin học tại Đại học SOKENDAI, Viện tin học quốc gia Nhật Bản (NII). TS. Lê đang lãnh đạo một nhóm nghiên cứu gồm hơn 30 sinh viên tài năng tại Đại học Bách khoa Hà nội, tập trung nghiên cứu về các công nghệ lõi của AI, cũng như ứng dụng AI trong lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu và y tế thông minh.
TS. Lê đã công bố hơn 150 bài báo trên các tạp chí và hội nghị danh tiếng như ICML, NeurIPS, EMNLP, ICDM, IPDPS, IEEE Transactions, và ACM Transactions. Cô đã nhận được nhiều giải thưởng bài báo xuất sắc, bao gồm bài báo xuất sắc tại ISSNIP'14, ICT-DM'19, CANDAR 2023 và top-3 bài báo xuất sắc tại CCGrid 2023. Cô tích cực tham gia các hội nghị uy tín với vai trò thành viên Ban Chương trình Kỹ thuật (TPC) như Globecom, ICC, PRICAI, và WCNC, và tham gia phản biện cho các tạp chí và hội nghị nổi tiếng như AAAI, ICLR, NeurIPS, CVPR, ECCV, UAI, ICCV, ToN, và IoTJ. Các nghiên cứu của cô đã được tài trợ bởi nhiều tổ chức danh tiếng, bao gồm VinIF, Nafosted, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Aus4Innovation.

David Silbersweig

 Giáo sư Đại học Y Harvard, Hoa Kỳ
Giáo sư David Silbersweig là một nhà thần kinh học và giáo sư chuyên khoa tâm thần học, đã được đào tạo về cả tâm thần học và thần kinh học tại Bệnh viện New York-Trung tâm Y tế Weill Cornell, ông hiện là Chủ tịch của Viện Khoa học Thần kinh Brigham và Bệnh viện Phụ nữ. David Silbersweig là Giáo sư Tâm thần học Stanley Cobb tại Trường Y Harvard. David Silbersweig tốt nghiệp Đại học Dartmouth và Đại học Y tế Cornell. Tại Đại học Cornell, Giáo sư Silbersweig đã thành lập và chỉ đạo Phòng thí nghiệm Hình ảnh Thần kinh Chức năng cùng với Tiến sĩ Emily Stern; ông là Giáo sư Tâm thần học Tobin-Cooper, Giáo sư Thần kinh học và Khoa học Thần kinh, và là Phó Chủ nhiệm, Phụ trách Nghiên cứu, tại Khoa Tâm thần. Giáo sư Silbersweig là Giám đốc sáng lập của Khoa Tâm thần kinh, đồng thời là Giám đốc sáng lập của Chương trình Nội trú Kết hợp Thần kinh-Tâm thần. Ông là một trong những người tiên phong nghiên cứu hình ảnh thần kinh chức năng trong tâm thần học. Cùng với các đồng nghiệp của mình, họ đã phát triển các phương pháp và mô hình mới cho cả hình ảnh PET và MRI được sử dụng rộng rãi và đã xác định được các bất thường về mạch thần kinh liên quan đến một số rối loạn tâm thần chính.